Nhượng quyền thương mại và những điều cần biết

Chia Sẻ

Trong vài năm trở lại đây, Franchise – nhượng quyền thương mại là mô hình kinh doanh đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, đặc biệt là trong ngành hàng FnB (Food and Beverage Department – ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống). Vậy nhượng quyền thương mại là gì? Và cần những yếu tố nào để có thể kinh doanh hình thức nhượng quyền?

Franchise – nhượng quyền thương mại (Hình sưu tầm)

Khái niệm và nguồn gốc của nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại hiểu đơn giản là chuyển giao mô hình kinh doanh đang có lãi để tạo ra lợi nhuận và phủ sóng thương hiệu. 

Nguồn gốc của mô hình franchise xuất hiện từ thế kỷ 19 tại Đức. Theo đó, các nhà máy bia tại quốc gia này đã cho phép một số quán bia được bán độc quyền các loại bia của họ để có được các quyền lợi nhất định. Tại Mỹ, nhượng quyền thương mại cũng xuất hiện ở thế kỷ 19 khi mà một thương hiệu máy may cho phép người bán hàng độc quyền đi bán máy may của họ.

Coca-Cola thương hiệu nhượng quyền kinh điển đầu tiên (Hình sưu tầm)

Sau đó, thương hiệu nhượng quyền thương hiệu đầu tiên, đình đám và kinh điển nhất phải kể đến Coca-Cola khi mà thương hiệu này cho phép các đơn vị ở xa hơn xây dựng nhà máy, sản xuất và bán sản phẩm. 

Đến thế kỷ 20, hai thương hiệu đình đám về xe hơi là Ford và General Motors cho phép các đại lý được bán xe hơi. Thập niên 50, 60 được xem như là giai đoạn bùng nổ của mô hình nhượng quyền thương mại khi mà các thương hiệu FnB như McDonald’s, Burger King, KFC, Starbucks,… trở nên phổ cập bằng hình thức nhượng quyền thương mại.  

Tình hình nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

Hiện nay, tại các nước phát triển như Mỹ, Úc,… có thể dễ dàng bắt gặp trên đường phố các thương hiệu được phổ cập theo mô hình nhượng quyền. Còn đối với thị trường Việt Nam, nhượng quyền thương mại còn khá non trẻ, chỉ giống như những đứa nhỏ chập chững 2, 3 tuổi. Chính vì vậy, những luật lệ, cách thức công ty tư vấn, hỗ trợ, cơ sở hạ tầng dành cho kinh doanh nhượng quyền sơ khai, còn nhiều lỗ hổng. 

Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam còn khá non trẻ (hình minh họa/sưu tầm)

Tuy nhiên, trong vài chục năm tới, nhượng quyền thương mại Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ. Ngay từ bây giờ, các công ty trong nước muốn đi theo con đường nhượng quyền cần xây dựng nền tảng vững chắc về mặt thương hiệu cũng như tiềm lực kinh tế để có thể thu về thành quả trong vài chục năm sắp tới. Nhượng quyền thương mại không phải là một mô hình kinh doanh ngắn hạn, nó là một cuộc đầu tư lâu dài. 

Kinh doanh nhượng quyền cần các yếu tố nào?

Kinh doanh nhượng quyền cần có Mô hình kinh doanh và mô hình đó phải tạo ra lợi nhuận. Thực tế, nhượng quyền thương hiệu là một dạng nhân rộng mô hình kinh doanh, vì vậy mô hình ấy phải tạo ra lợi nhuận để xây dựng nền kinh tế và bảo vệ người mua nhượng quyền. Để hình thành nên mô hình kinh doanh thành công cần có các “rào cản cạnh tranh”. 

Kinh doanh nhượng quyền cần “Rào cản cạnh tranh” vững chắc (Hình minh họa/sưu tầm)

“Rào cản cạnh tranh” chính là những đặc điểm làm nên giá trị, tính cách thương hiệu mà không phải ai cũng có thể sao chép được. Đó có thể là tên thương hiệu và logo đã được công nhận quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và các quốc gia mà thương hiệu định hướng bành trướng tới. “Rào cản cạnh tranh” còn có thể là cách thức vận hành, công thức phối trộn, sản phẩm đặc trưng chỉ thương hiệu mới có. 

Bên cạnh đó, khi muốn kinh doanh nhượng quyền thương mại cần tạo nên một tiêu chuẩn hóa với Mô hình kinh doanh không bắt chước được nhưng phải chuyển giao, đào tạo được. Chính vì vậy mà cần đầu tư vào hệ thống kinh doanh nhượng quyền bao gồm quản trị về nhượng quyền, marketing, hệ thống hóa lại quy trình, tuyển dụng và huấn luyện đối tác, đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D), kiểm tra giám sát đối tác,… Nhượng quyền thương mại sẽ phát sinh một guồng máy để kinh doanh và quản lý chất lượng nhượng quyền. 

HANCOFFEE nhượng quyền thương hiệu với nhiều chính sách hấp dẫn

HANCOFFEE thương hiệu Cà phê chất, trải nghiệm thật đang thực hiện dự án Nhượng quyền thương hiệu với những chính sách hấp dẫn và “Rào cản cạnh tranh” vững chắc. Quý Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về chính sách Nhượng quyền thương hiệu HANCOFFEE, liên hệ với chúng tôi để được thông tin chi tiết. 

Nguồn: Chia sẻ về Nhượng quyền kinh doanh của ông Lý Quí Trung – Người sáng lập thương hiệu Phở 24 (Link video trên Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=9-thL84H9Ac)

Xem thêm: HANCOFFEE Yên Tử – Điểm quán đầu tiên theo mô hình nhượng quyền thương hiệu

GIỎ HÀNG
0